Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Tổng hợp một số giáo trình hướng dẫn sử dụng etabs

 Tổng hợp một số giáo trình hướng dẫn sử dụng etabs

Theo Wikipedia thì ETABS là một phần mềm thiết kế nhà cao tầng của hãng CSI. Vào những thập niên 90, khi máy tính để bàn chưa xuất hiện, một số nhà khoa học ở Đại học US Berkeley đã nghiên cứu ra thuật toán để tính toán nhà cao tầng và chạy trên máy tính lớn.

Nguyên lý tính toán

Đây là một phần mềm dựa trên thuật toán phần tử hữu hạn, tuy nhiên có rất nhiều cải tiến đáng kể nhằm tăng tốc quá trình tính toán cũng như nhập số liệu dầu vào. Phần mềm được viết dựa trên ngôn ngữ Fortran, là một ngôn ngữ lâu đời nhưng rất hiệu quả trong các bài toán về kết cấu. Khả năng xử lý số liệu là lớn bất kì.
ETABS đã được thừa nhận là một chuẩn công nghiệp cho phần mềm phân tích và thiết kế công trình. Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp phân tích kết cấu gần đúng bằng cách chia tách hệ kết cấu thành các phần tử đơn giản được định nghĩa trước. 

Chức năng của phần mềm Etabs

Phần mềm Etabs được sử dụng để phân tích kết cấu các công trình xây dựng dân dụng, đặc biệt là nhà cao tầng. Nói như thế không có nghĩa rằng Etabs chỉ giải quyết được bài toán phân tích kết cấu cho nhà cao tầng, mà cần hiểu rằng Etabs được trang bị các công cụ để thực hiện việc phân tích kết cấu nhà cao tầng một cách thuận lợi nhất (so với các sản phẩm khác của hãng CSI). Việc phân tích kết cấu cuối cùng nhằm mục đích tìm ra được nội lực (dùng để thiết kế cốt thép), phản lực (dùng để thiết kế móng), và các giá trị về chuyển vị (dùng để kiểm tra kết cấu ở trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng).

Các loại đối tượng trong Etabs

Trong Etabs, có hai đối tượng cơ bản đó là phần tử Frame (thanh) và phần tử Shell (tấm). Tùy thuộc phương của cấu kiện và đặc trưng chịu lực mà phần tử Shell còn được chia ra thành Slab (bản) và Wall (tường), tuy nhiên chúng đều thuộc chung một dạng phần tử đó là dạng tấm. Mọi kết cấu trên thực tế đều có thể mô hình hóa bằng hai dạng phần tử này, bởi các nguyên nhân sau:
Trên thực tế từ thanh và tấm chúng ta có thể mô hình hóa được bất cứ dạng kết cấu thường gặp nào Việc mô hình hóa kết cấu luôn mang ý nghĩa gần đúng, nghĩa là chúng ta có thể chấp nhận được những sai số nhất định.

 Tổng hợp một số giáo trình hướng dẫn sử dụng etabs

  • Etabs-Kiến thức sử dụng của tác giả Hồ Việt Hùng

Link tải Etabs-Kiến thức sử dụng của tác giả Hồ Việt Hùng TẠI ĐÂY
  • Bài tập Etabs có lời giải-Ts Lương Văn Hải
Link tải tài liệu Bài tập Etabs có lời giải-Ts Lương Văn Hải TẠI ĐÂY
  • Thiết kế công trình chịu động đất bằng phần mềm Etabs-Nguyễn Cảnh Toàn
Link tải tài liệu Thiết kế công trình chịu động đất bằng phần mềm Etabs-Nguyễn Cảnh Toàn TẠI ĐÂY
  • ứng dụng Etabs trong thiết kế nhà cao tầng-Trần Anh Bình

Link tải tài liệu ứng dụng Etabs trong thiết kế nhà cao tầng-Trần Anh Bình TẠI ĐÂY
  • Kiến thức sử dụng Etabs -Trần Anh Bình

Link tải tài liệu Kiến thức sử dụng Etabs -Trần Anh Bình TẠI ĐÂY
  • Ứng dụng tin học trong xây dựng -Lê Phương Bình



Link tải tài liệu Ứng dụng tin học trong xây dựng -Lê Phương Bình TẠI ĐÂY
Like page ở bên góc phải màn hình để ủng hộ mình nhé


Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng các tài liệu mình chia sẻ sẽ có ích cho các bạn!





Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Bản vẽ biệt thự kiểu pháp 3 tầng 12x19

 Bản vẽ biệt thự kiểu pháp 3 tầng 12x19

Phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng bởi nét xa hoa, lộng lẫy, mang tới sự sang trọng và vẻ đẹp đi cùng năm tháng. Điểm dễ nhận biết trong những thiết kế này là việc sử dụng các họa tiết, hoa văn trang trí cầu kỳ, tinh xảo ở mặt tiền công trình.

  Về kiến trúc

  • Biệt thự có 3 tầng, kích thước điển hình là 16x19;
  • tầng 1 có 1 phòng khách, 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp, 1 phòng vệ sinh;
  • tầng 2 có 3 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung, 3 phòng vệ sinh;
  • tầng 3 có 1 phòng tranh, 1 phòng kho, 1 phòng vẽ, có ban công;

Một số bản vẽ về thự kiểu pháp 3 tầng 12x19






Các bạn có thể tải file Bản vẽ biệt thự kiểu pháp 3 tầng 12x19 TẠI ĐÂY
Hy vọng các tài liệu mình chia sẻ sẽ hữu ích cho các bạn


Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Tổng hợp một số sách đo bóc khối lượng, lập dự toán dành cho kỹ sư xây dựng

 Tổng hợp một số sách dự toán dành cho kỹ sư xây dựng

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.

Hướng dẫn đo bóc khối lượng, lập dự toán-đơn giá dự thầu 

cuốn giáo trình dài 102 trang do công ty TNHH tư vấn và đào tạo DTC phát hành năm 2016, bao gồm các nội dung như:
  1. tổng quan về công tác định giá sản phẩm xây dựng;
  2. hệ thống định mức và đơn giá xây dựng cơ bản;
  3. trình tự các bước lập dự toán, đơn giá dự thầu;
  4. trình tự và phương pháp đo bóc khối lượng;
  5. bài tập thực hành;
  6. tổng hợp kinh nghiệm.

Các bạn có thể tải tài liệu hướng dẫn đo bóc khối lượng, lập dự toán-đơn giá dự thầu TẠI ĐÂY

Tài liệu đo bóc khối lượng tổng hợp_Mr Thắng

Tài liệu tổng hợp của Mr Thắng tập trung vào cách đo bóc các hình dáng móng, cột, dầm. Tài liệu đưa ra đầy đủ các công thức để áp dụng chính xác cho từng loại cấu kiện, rút ngắn thời gian bóc tách, nhất là với những người mới bắt đầu làm dự toán.
Các bạn có thể tải tài liệu tài liệu đo bóc khối lượng tổng hợp_Mr Thắng TẠI ĐÂY
Bên cạnh đó bạn có cũng có thể tải thêm một số tài liệu sau đây
  • hướng dẫn đo bóc khối lượng cho từng công tác cụ thể (CIC) TẠI ĐÂY
  • tài liệu đo bóc khối lượng và lập dự toán-kỹ sư Trần Ngọc Hải, Bộ xây dựng TẠI ĐÂY
Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng rằng các tài liệu trên sẽ có ích cho các bạn.





Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Tính toán thép sàn sử dụng nội lực từ Etabs

 Tính toán thép sàn sử dụng nội lực từ Etabs

Quy tắc thông thường để tính toán diện tích cốt thép cho sàn bê tông cốt thép là xác định nội lực (mô men uốn) và giải bài toán tính toán diện tích cốt thép cho cấu kiện chịu uốn.

Một số phương pháp tính toán thép sàn

Phương pháp tra bảng

Một phương pháp đã từng được áp dụng một cách rộng rãi để xác định nội lực trong sàn là phương pháp tra bảng. Các bảng tra cung cấp nội lực tại các điểm đặc trưng của ô bản khi biết loại liên kết của ô bản và tỉ lệ giữa các cạnh của ô bản. Việc áp dụng phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên trong thực tế thiết kế, sàn được kê lên các dầm có độ cứng hữu hạn và xuất hiện chuyển vị dưới tác dụng của tải trọng, điều đó nảy sinh hai vấn đề vượt quá phạm vi của phương pháp tra bảng.
  1. liên kết của các ô bản không phải là liên kết lý tưởng được giả thiết khi lập bảng tra;
  2. chuyển vị của dầm dẫn đến sự phân phối lại nội lực của hệ kết cấu bao gồm nội lực trong sàn.

Phương pháp phần tử hữu hạn

Những vấn đề mà phương pháp tra bảng gặp phải sẽ được giải quyết một cách gọn gàng khi sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, và một phần mềm dựa vào phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong thực tế thiết kế chính là phần mềm Etabs. 
Để có thể hiểu rõ hơn về việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán cốt thép cho sàn sử dụng nội lực từ phần mềm Etabs, các bạn hãy đọc đầy đủ bài viết của tác giả Hồ Việt Hùng, Ketcausoft TẠI ĐÂY
Bên cạnh đó, mình cũng chia sẻ với các bạn một bảng tính thép sàn, sử dụng nội lực từ etabs để các bạn tham khảo.
Hy vọng các bạn sẽ thấy tài liệu này có ích
Các bạn tải bảng tính toán thép sàn sử dụng nội lực từ etabs TẠI ĐÂY


Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Tính toán vách cứng cho nhà cao tầng

 Tính toán vách cứng cho nhà cao tầng (có bảng tính để tham khảo.

Sự cần thiết của vách cứng

Công dụng của vách cứng trong nhà cao tầng đã được công nhận từ lâu. Bố trí vách cứng tại vị trí hợp lý trên mặt bằng thì vách cứng sẽ chống đỡ rất hiệu quả tải trọng ngang do gió hoặc động đất.

Sơ đồ tính toán vách cứng cho nhà cao tầng

Sơ đồ tính toán nhà cao tầng được thiết lập trên cơ sở lý tưởng hóa mô hình vật lý phức tạp (thực tế) của công trình. Phân loại sơ đồ tính chọn nhà cao tầng theo tích chất ẩn số, hệ chịu lực của nhà cao tầng có thể đưa về các dạng sơ đồ tính toán: sơ đồ tính toán liên tục, sơ đồ tính toán rời rạc, sơ đồ tính toán rời rạc kết hợp liên tục. Để tính toán hệ chịu lực của nhà cao tầng thì sơ đồ tính toán rời rạc kết hợp liên tục sẽ tổng quát hơn và tiện lợi hơn các mô hình tính khác.

Nguyên lý tính toán cốt thép cho vách cứng nhà cao tầng

Quá trình thiết kế một công trình trải qua bốn giai đoạn: sơ đồ kết cấu → tính nội lực → tính tiết diện → kiểm tra bền, cứng, ổn định thì công đoạn thiết kế tính toán cốt thép cho vách cứng (giai đoạn tính tiết diện) là một khâu cực kỳ quan trọng trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng có cấu kiện vách cứng chịu lực. Tính toán cốt thép hợp lý để đảm bảo độ an toàn, ổn định cho công trình, ít tốn kém chi phí vật liệu bê tông và cốt thép. Hiện nay, vấn đề tính toán cốt thép theo các quy phạm Việt Nam và trên thế giới còn tương đối phức tạp do bản chất phức tạp của hệ dạng hệ chịu lực. Do vậy, nhiều trường hợp thực tế buộc phải tính gần đúng, thậm chí là tạm tính.

Trên đây là bài viết bàn về "một vài suy nghĩ về vấn đề tính toán cốt thép cho vách cứng nhà cao tầng hiện nay, tài liệu được trích từ bài báo khoa học của tác giả Nguyễn Thành Công đăng trên tạp chí kỹ thuật và công nghệ số 179.
Các bạn quan tâm đến bài báo có thể tải TẠI ĐÂY
Các bạn cũng có thể tải một số bảng tính vách cứng để tham khảo tại link 1; link 2; link 3
Để ủng hộ admin, các bạn hãy like page library construction và giới thiệu cho bạn bè về website này nhé.



Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

tổng hợp bảng tính một số loại móng

Tổng hợp bảng tính một số loại móng phổ biến

Móng là gì?

Theo wikipedia thì móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước...) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Một số loại móng phổ biến mà bạn nên biết

Móng băng

Móng băng thường là một dải dài, liến kết với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt. Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.
Các bạn có thể tham khảo bảng tính móng băng TẠI ĐÂY

Móng bè

Mòng bè được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm của loại móng này là tác dụng phân bố đồng đều tài trọng của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Các bạn có thể tham khảo bảng tính móng băng TẠI ĐÂY

Móng đơn

Móng đơn là loại móng rẻ tiền nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông (nếu dùng loại móng bê tông cốt thép). Móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau.
Các bạn có thể tham khảo bảng tính móng băng TẠI ĐÂY

Móng cọc

Để đặt móng xuyên qua các tầng đất yếu, đến được tầng đất cứng. Chúng ta có thể dùng móng cọc.Gồm cọc và đài cọc. Có thể là cọc tre, cọc cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép. Móng cọc có ưu điểm là thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý.
Các bạn có thể tham khảo bảng tính móng băng TẠI ĐÂY

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.



Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

bản vẽ biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng

 Bản vẽ biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng

Phong cách kiến trúc biệt thự kiểu Pháp đặc trưng bởi nét xa hoa, lộng lẫy, mang tới sự sang trọng và vẻ đẹp đi cùng năm tháng. Điểm dễ nhận biết trong những thiết kế này là việc sử dụng các họa tiết, hoa văn trang trí cầu kỳ, tinh xảo ở mặt tiền công trình. 

Về kiến trúc của biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng

Biệt thự này được xây dựng với các thông tin kiến trúc như:
  • diện tích: 7x12x2 tầng
  • tầng 1 có sảnh, 1 phòng khách, 1 phòng vệ sinh, 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp;
  • tầng 2 có ban công, phòng thờ, 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh;
  • mái ngói sử dụng ngói đỏ 22 viên/1m2;
  • cửa gố lim sơn màu cánh dán;
  • tường sơn màu sữa;
  • lan can ở ban công làm bằng inox D20

Về kết cấu của biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng

Biệt thự này được xây dựng với các thông tin kết cấu như:
  • sử dụng móng cọc 250x250, chiều sâu chôn cọc là 6m;
  • sử dụng giằng móng 220x200;
  • sàn dày 100 mm và sàn dày 80 mm;
  • sử dụng trần thạch cao;
  • vữa trát mác 75, dày 3cm; gạch lát 300x300 (mm);



Các bạn có thể tải bản vẽ biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng TẠI ĐÂY


bảng tính toán cột tròn theo tiêu chuẩn 5574-2018

 Tính toán cột tròn theo tiêu chuẩn 5574-2018

Cột bê tông cốt thép là dạng kết cấu khá phổ biến trong các công trình cầu đường, nhà dân dụng. Bài viết sẽ trình bày tổng quan phương pháp tính toán thiết kế cột bê tông cốt thép theo bảng tính mẫu sử dụng tiêu chuẩn 5574-2018.


Việc tính toán cột theo tiêu chuẩn 5574-2018, bạn sẽ cần cung cấp một số dữ liệu sau:
  1. nhập kích thước tiết diện cần tính toán, bao gồm đường kính và chiều cao của cột, và một số thông tin liên quan khác (theo dõi trong bảng tính mẫu);
  2. nhập vật liệu sử dụng, bao gồm mác bê tông (cấp độ bền) và loại cốt thép sử dụng;
  3. nhập nội lực tính toán (lấy ra từ phần mềm etabs hoặc sap...;
  4. nhập diện tích cốt thép thiết kế
Các bạn có thể sử dụng file tính mẫu ở phía dưới để hiểu hơn về cách tính toán và tự động hóa khâu thiết kế cột tròn theo tiêu chuẩn 5574-2018.
Tải file tính toán cột tròn theo tiêu chuẩn 5574-2018 TẠI ĐÂY
Bảng tính tham khảo của ketcausoft




sổ tay thực hành thiết kế kết cấu công trình

 Sổ tay thực hành thiết kế kết cấu công trình-Vũ Mạnh Hùng

Xuất phát từ mong muốn của các kỹ sư, kiến trúc sư, giám sát xây dựng... cần có một tài liệu tra cứu ngắn gọn và thiết thực về kết cấu công trình, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách "sổ tay thực hành thiết kế kết cấu công trình".
Đây là lời mở đầu được tác giả Vũ Mạnh Hùng ghi trên lời mở đầu của cuốn sách Sổ tay thực hành thiết kế kết cấu công trình.


cuốn sách "sổ tay thực hành thiết kế kết cấu công trình gồm có 5 phần

  1. phần 1: đặc trưng hình học và xác định nội lực;
  2. phần 2: số liệu về tải trọng;
  3. phần 3: vật liệu và thi công;
  4. phần 4: trình tự tính toán các cấu kiện;
  5. phần 5: minh họa cấu tạo.
hy vọng cuốn sách sẽ hiệu quả cho các bạn đọc.
Các bạn có thể tìm thấy cuốn "sổ tay thực hành kết cấu công trình" bản PDF TẠI ĐÂY




hướng dẫn load lisp

có 2 cách load lisp thông dụng, tuy vậy cả 2 cách load lisp đều có những ưu điểm riêng biệt. hôm nay thư viện xây dựng số sẽ hướng dẫn cho các bạn cách load lisp.

  • cách 1: load tạm thời
  • cách 2: load 1 lần, sử dụng mãi mãi.

cách 1: load tạm thời

mục đích của việc load lisp tạm thời là để phục vụ cho việc test lisp, nếu không phù hợp thì không phải mất công gỡ bỏ nó. tuy vậy nhược điểm của việc này là lisp sẽ mất tác dụng khi bạn thoát ra ngoài.
cách load lisp tạm thời
  • bước 1: chuẩn bị 1 lisp, lưu ở bất kì vị trí nào bạn muốn.
  • bước 2: mở cad lên, nhấn lệnh "AP"
  • bước 3: tìm đến thư mục chứa lisp, nhấn nút "load", sau đó nhấn"close" để đóng lại.
load lisp cho autocad

  • bước 4: vào môi trường làm việc của cad và nhấn lệnh "REINIT"
  • bước 5: chọn chế độ PGP file, nhấn "OK".
lệnh reinit

  • bước 6. gọi lệnh lisp và sử dụng

cách 2: load 1 lần, sử dụng mãi mãi.

cách này là load 1 lần, sử dụng đến khi nào bạn gỡ cad, thì nó cũng mất đi. cách load này sẽ hạn chế được việc bị mất tác dụng của lisp cad khi ta thoát cad
  • bước 1: các bạn lưu file lisp vào nơi các bạn cài đặt autocad, thường là ổ c, và đường dẫn của nó thường là C:\Progam files\Autodesk\Autocad20xx\support. cách nhanh nhất là ra ngoài màn hình (desktop), nhấn vào biểu tượng autocad, chuột phải, chọn mục open file localtion, chọn mục support.
  • bước 2: mở cad lên, nhấn lệnh "AP", sau đó chọn mục "contents"
load lisp cad 1 lần dùng mãi mãi

  • bước 3: chọn "ADD" và tìm đến  file lisp cần load, nhấn open. nếu cần xóa lisp nào đã load thì nhấn remove.
  • bước 4: nhấn "close" để đóng lại.
  • bước 5:  vào môi trường làm việc của cad và nhấn lệnh "REINIT", chọn chế độ PGP file, nhấn "OK".
  • bước 6: thoát ra ngoài và mở lại cad để trải nghiệm
dưới đây là video hướng dẫn nhanh load lisp

chúc các bạn thành công

















Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Bộ cài autocad 2007

Autocad 2007 là phiên bản đơn giản nhất được phát triển bởi Autodesk. Tính đến nay, Autodesk đã cho ra mắt nhiều phiên bản mới, với những bộ cài autocad ngày càng nặng, đổi lại thì với phiên bản càng cao thì càng có nhiều điểm cộng đáp ứng tốt nhất nhu cầu trong sự phát triển công nghệ hiện nay. 
Hiện nay, Autocad 2020 là phiên bản mới nhất của phần mềm được phát triển từ Autodesk. Thế nhưng việc tải phần mềm Autocad 2007 vẫn được đại đa số lựa chọn của người dùng. Đặc biệt phần mềm luôn được nhà kỹ thuật, nhà thiết kế trung thành lựa chọn.

Vì sao lại chọn Autocad 2007 cho người mới bắt đầu học?

Phiên bản đơn giản, dễ tải và dễ cài đặt

Sở hữu cấu hình nhẹ, không tốn quá nhiều cho dung lượng máy, và dễ dàng tải về mọi thiết bị máy tính, laptop ngay cả đó là dòng máy có cấu hình thấp. Thống kê thực tế, một con số cho thấy lượt tải Autocad phiên bản 2007 chiếm vị trí nhiều nhất trong các phiên bản Autocad 2012, Autocad 2013 và Autocad 2014.

Phiên bản chạy ổn định, không giật lag

Thực tế các chuyên gia kỹ thuật, các kiến trúc sư đều đánh giá rất cao về tốc độ khởi động. Cùng lối giao diện thân thiện.

Phiên bản được trang bị nhiều tính năng

Đầy đủ tính năng, phiên bản Autocad này hoàn toàn đáp ứng nhu cầu để thực hiện tốt nhất về các bản vẽ kỹ thuật vectơ chuyên nghiệp 2D, 3D. Và là phần mềm thiết kế đồ họa đáng sử dụng nhất hiện nay.
Các bạn mới học Autocad, hay nói cách khác là các bạn mới bắt đầu thì hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng phiên bản Autocad 2007 cho việc học và làm việc.
Các bạn có thể tải bộ cài Autocad 2007 TẠI ĐÂY